Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Cisco System, Dell và HP cạnh tranh với máy chủ từ chính nhà cung cấp OEM

Rủi ro khi dựa vào công ty khác để làm hoặc gia công sản phẩm cho mình là đôi khi họ phải bán lại chính sản phẩm của mình với một mức giá rẻ hơn.
tru so quanta o dai loan
Trụ sở Quanta ở Đài Loan.
Điều này đang diễn ra tại thung lũng Silicon khi mà các nhà sản xuất dù đã ký hợp đồng với các công ty công nghệ trong mảng sản xuất, lắp ráp máy chủ có phần cứng cao cấp nhưng lại bán trực tiếp cho khách hàng. Trong vài trường hợp, các nhà sản xuất này đang tận dụng Open Compute Project, là một bộ tuyển tập các thiết kế trung tâm dữ liệu tiết kiệm điện năng, giá rẻ, được cộng đồng mạng chia sẻ cho nhau theo từng nhóm, do chính Facebook dẫn đầu. Về phía người dùng thì điều này lại rất có lợi vì họ luôn có nhu cầu rất nhiều về máy chủ giá rẻ (như Facebook), nhưng lại là điều tệ hại đối với các thương hiệu chuyên làm máy chủ lâu năm như Cisco System, Dell và HP.
Các máy chủ giá rẻ này không đòi hỏi quá nhiều nghiên cứu và phát triển, hay là phí cấp bản quyền, nên chúng có giá chỉ từ 1/3 đến 2/3 giá trị so với những máy chủ  của thương hiệu tên tuổi. Khách hàng cũng đã chú ý đến điều này. Theo IDC, nhiều nhà sản xuất máy chủ dạng như vậy, trong đó có công ty máy tính của Đài Loan Quanta Computer và Synnex tại Fremont, Mỹ đã khá thành công, cứ 7 máy chủ bán ra thì có 1 máy chủ của họ, với tổng thị trường toàn cầu đạt 8,8 triệu máy chủ trong năm ngoái. Còn cách nay 3 năm, sản lượng máy chủ họ sản xuất được cho dù gấp 3 lần hiện nay nhưng đều là sản phẩm làm theo hợp đồng với HP và Dell. Ông Mike Yang, điều hành chi nhánh Quanta ở Mỹ cho biết ông nhận thấy nhu cầu cho loại thiết bị phục vụ trung tâm dữ liệu tăng gần 10 lần trong năm nay so với năm 2013, nhưng ông từ chối nhận xét thêm.
Không như cách không mấy hay ho mà Samsung Electronics từng sản xuất linh kiện cho iPhone, những công ty khởi nghiệp và sản xuất máy chủ giá rẻ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các công ty đối tác. Theo Bloomberg, hầu như 50% doanh thu của Quanta đến từ HP. Quanta cũng bán phần cứng trực tiếp cho Google và Amazon.com vì hai công ty này cần rất nhiều máy chủ để giữ cho hệ thống và trang web của họ vận hành trôi chảy.
Thoát khỏi cái cách mà giới thương trường gọi là nhà sản xuất sản phẩm nguyên gốc ODM (original design manufacturing), những công ty này bắt đầu tạo những máy chủ tuỳ chỉnh cho các công ty Internet lớn, thậm chí mở rộng ra để bán các thiết kế Open Compute cho những doanh nghiệp nhỏ hơn. Ông Steve Ichinaga, chủ tịnh nhán thiết kế mở của Synnex tên là Hyve Solutions, cho biết ông cũng thắng thầu một số công ty hoạt động ngoài lĩnh vực công nghệ.
Những công ty bắt đầu sử dụng phần cứng giá rẻ này rất đa dạng, từ công ty đầu tư Fidelity cho tới công ty sở hữu nhà nước như Swisscom (tryền thông Thuỵ Sỹ), Riot Games (một nhánh của Tencent, Trung Quốc, chủ sở hữu của tựa game Liên Minh Huyền Thoại). Những công ty này không cho biết họ có còn sử dụng những máy chủ thương hiệu lớn nữa hay không. Fidelity tỏ ra rất phấn khởi khi chạy máy chủ của Quanta từ một năm nay. Công ty Merck và phòng nghiên cứu điện toán của đại học Harvard cũng tỏ ra rất hài lòng với dòng máy chủ dạng này tuy họ không cho biết họ mua của công ty nào.
Nhưng các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp máy chủ không lo sợ. Họ cho rằng luôn cần có nhiều nhà cung cấp khác nhau. Những thương hiệu lớn cần tập trung cải tiến nhiều công nghệ máy chủ hơn nữa để mang lại giá trị tốt hơn cho doanh nghiệp, còn những thương hiệu tầm thấp hơn sẽ hướng đến phổ doanh nghiệp khác hoặc nhu cầu khác.
Những thương hiệu máy chủ tên tuổi lâu năm đẩy mạnh cạnh tranh của họ với các chiến dịch marketing như chú trọng đến dịch vụ hỗ trợ 24 giờ, và đó là lý do chính yếu mà khách hàng chọn thương hiệu đắt tiền. Theo Forrest Norrod, tổng giám đốc mảng nền tảng máy chủ của Dell, cho biết những công ty như Quanta và Synnex khó có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm và có được hỗ trợ sau bán hàng tốt.
Với khách hàng như Merck họ cho rằng máy chủ giá rẻ là rất hấp dẫn, nhưng liệu Quanta hay Synnex có thể đảm bảo thêm rằng họ có thể được ngang tầm chăm sóc khách hàng như của các hãng lớn hay không. Còn với Facebook, nếu tiết kiệm được chi phí đầu tư máy chủ thì các công ty có thể tự mình sửa lỗi máy chủ đó mà không cần đến hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất.